Công nghệ phần mềm là gì?

08:02 | 27/06/2022

Công nghệ phần mềm trở thành khái niệm phổ biến, được nhiều bạn trẻ đón nhận. Vậy thực sự ngành đó là gì? Có nên học không? Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết của chúng tôi dưới đây.

Định nghĩa

Công nghệ phần mềm (hay còn được gọi kỹ thuật phần mềm). Đây là một khái niệm trong ngành công nghệ thông tin, liên quan mật thiết tới các khía cạnh của quá trình sản xuất phần mềm. Công nghệ này được áp dụng một cách có hệ thống cho sự phát triển, sử dụng cũng như để bảo trì các phần mềm hệ thống.

Tìm hiểu về công nghệ phần mềm

Ngành này được xem là một bộ phận của quy trình công nghệ hệ thống. Nó có liên quan tới sự phát triển của các ứng dụng, hạ tầng, cơ sở dữ liệu và điều khiển hệ thống. Các kỹ sư phần mềm luôn phải tuân thủ quy định của hệ thống, tổ chức trong việc tổ chức công việc. Ngoài ra, họ cũng phải tuân thủ quy định về sử dụng kỹ thuật, công cụ phù hợp với từng vấn đề.

Khác với khoa học máy tính, công nghệ phần mềm không chỉ đề cập tới lý thuyết, các vấn đề cơ bản. Nó còn tập trung vào hoạt động xây dựng, tạo ra những sản phẩm hữu ích với con người.

Sự khác nhau giữa công nghệ phần mềm & công nghệ hệ thống

Người ta thường nhầm lẫn giữa công nghệ phần mềm và công nghệ hệ thống. Thực ra, công nghệ hệ thống liên quan đến tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển hệ thống dựa trên máy tính. Nó bao gồm phần cứng, phần mềm, công nghệ xử lý…

Sự khác nhau giữa công nghệ phần mềm và công nghệ hệ thống

Còn công nghệ phần mềm chỉ là một phần của công nghệ hệ thống. Nó liên quan tới việc phát triển hạ tầng phần mềm (software infrastructure), điều khiển, ứng dụng và các cơ sở dữ liệu hệ trong hệ thống.

Người tạo ra những phần mềm, chương trình hoặc ứng dụng phần mềm là kỹ sư phần mềm. Còn người thực hiện công việc đặc tả hệ thống, thiết kế kiến trúc hệ thống, tích hợp và triển khai là kỹ sư hệ thống.

Có nên học ngành này??

Khi công nghệ phát triển như hiện nay, kỹ thuật phần mềm đã trở thành một ngành siêu “hot”. Các công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phổ biến, kéo theo nhu cầu về việc làm. Cánh cửa tương lai như rộng mở với những người học kỹ thuật phần mềm. Đó có lẽ cũng chính là lý do nhiều người yêu thích và lựa chọn ngành này.

Cơ hội việc làm

Có thể nói, công nghệ là 1 trong 5 ngành hot nhất hiện nay. Với tính ứng dụng cao, như cầu thị trường lớn, ngành này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi hầu hết cuộc sống của chúng ta hiện tại đều xoay quanh các phần mềm. Có thể kể đến như ứng dụng trên máy tính, điện thoại, phần mềm quản lý công việc, quản lý trường học, phần mềm thiết kế, phần mềm chụp – sửa ảnh, mạng xã hội…)

Bởi vậy, việc theo học ngành công nghệ sẽ có thể mở ra tương lai tươi sáng cho bạn.

Mức lương tiềm năng

Mức lương ngành công nghệ phần mềm có cao không?

Đây là ngành ứng dụng được ở mọi lĩnh vực, khía cạnh trong cuộc sống. Bạn có thể tìm được công việc ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nếu là một lập trình viên giỏi, cơ hội việc làm và sự thăng tiến là không giới hạn. Bạn có thể làm trong nước hoặc nước ngoài, thậm chí tự thành lập công ty nếu đủ năng lực.

Ngành này cũng mang lại mức lương cực kỳ hấp dẫn, từ 8 – 50 triệu. Thậm chí có thể hơn tùy vào kinh nghiệm của bạn. Do vậy, bạn không cần lo lắng về cơ hội việc làm khi theo ngành này.

Kỹ sư phần mềm ra trường làm gì?

Bạn có rất nhiều lựa chọn cho công việc của mình khi theo ngành này. Bạn có thể tham khảo một số ngành như:

  • Lập trình viên: Đây là nghề phổ biến nhất khi theo học ngành công nghệ. Bạn có thể học nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như .NET, Java, Kolin, PHP, Ruby… Cũng có nhiều vị trí khác nhau như Frond-end, back-end,…
  • UX designer: Làm UX designer bạn sẽ hiểu được những thứ người dùng sử dụng. Bạn sẽ phải mô tả phần mềm (những thành phần nào tham gia, tiếp cận ra sao). Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải mô tả về giao diện, màn hình…
  • Kỹ sư thiết kế phần mềm: Công việc này đòi hỏi bạn phải hiểu biết chuyên sâu về lập trình.
  • Business Analysis: Đây là vị trí trung tâm cầu nối giữa sale, marketing, CEO… với các kỹ thuật viên. Họ cần phải hiểu được hai ngôn ngữ: kỹ thuật – phi kỹ thuật. Bởi họ cần làm việc với cả rất nhiều bộ phận khác nhau.
  • Các vị trí khác: Một số vị trí khác mà bạn có thể làm như: Quản lý dự án, tester, làm tin học ứng dụng, quản trị hệ thống, kỹ sư dữ liệu, product manager…

Ngành công nghệ phần mềm không những hạ nhiệt mà ngày một được ưa chuộng hơn. Nếu bạn có định hướng theo ngành này, hãy chăm chỉ học, và sớm vạch ra định hướng nghề nghiệp nhé.