Lập trình phần mềm – hiểu thế nào cho đúng?

07:12 | 27/06/2022

Lập trình phần mềm là một trong những ngành đang rất “hot” hiện nay. Nó mang nhiều tiềm năng phát triển, thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực tham gia. Vậy nhưng nhiều người còn đang rất mập mờ về khái niệm “lập trình”. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

LẬP TRÌNH PHẦN MỀM LÀ GÌ?

Lập trình phần mềm, hay còn gọi là lập trình các chương trình trong máy tính, gồm xây dựng, sáng tạo các chương trình làm việc trên máy tính nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, làm việc hay các hoạt động khác trong đời sống của con người.

Lập trình viên (developer/programmer) là người làm lập trình phần mềm. Để xây dựng nên một phần mềm hoàn chỉnh, các lập trình viên sẽ phải thực hiện thiết kế phần mềm. Mỗi lập trình viên sẽ đảm nhiệm một vị trí phần việc hay một công đoạn khác nhau, sau đó được tổng hợp và kết nối lại để tạo nên một sản phẩm hệ thống phần mềm hoàn chỉnh. Bởi thế, những người lập trình viên còn được ví như những người xây dựng, bởi họ không chỉ phụ trách xây dựng các bước lập trình phần mềm, mà còn phải chỉnh sửa nó dựa trên các công cụ lập trình khác.

NHIỆM VỤ CỦA MỘT LẬP TRÌNH VIÊN

  • Sáng tạo, xây dựng hệ thống phần mềm, ứng dụng vào trong các hoạt động sản xuất, truyền thông và vận hành của doanh nghiệp.
  • Phân tích các vấn đề và yêu cầu của dự án, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng, thiết kế hệ thống thông tin.
  • Tiếp cận và làm quen với các phần mềm công nghệ mới.
  • Nâng cấp, sửa chữa hệ thống phần mềm đã được tích hợp trước đó.
  • Thực hiện xây dựng các chức năng xử lý hệ thống phần mềm của doanh nghiệp.
  • Thực hiện nghiên cứu và phát triển các phần mềm công nghệ mới phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp.
Người lập trình phần mềm có nhiệm vụ gì?

NHỮNG TỐ CHẤT CỦA MỘT LẬP TRÌNH VIÊN

Cũng như bao ngành khác, nghề lập trình cũng đòi hỏi người làm có những yếu tố, phẩm chất riêng. Ngoài các kỹ năng và sự sáng tạo, nghề này còn yêu cầu:

Khả năng logic vấn đề

Đây là một trong những yếu tố quan trọng của mỗi lập trình viên. Để có được hiệu quả cao trong công việc, bạn cần có đủ sự nhạy bén, sự linh hoạt, và khả năng phán đoán cao mới có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề.

Khả năng tiếp cận vấn đề theo thứ tự và cẩn trọng

Lập trình viên thường phải tự tạo cho mình một thói quen cẩn thận, để ý đến từng chi tiết, bởi đôi khi những chi tiết nhỏ mà bạn vô tình bỏ qua hoặc không chú tâm đến thì có thể đem lại hậu quả rất lớn, và vô cùng khó khăn trong việc khắc phục hậu quả đó. Ngoài ra, bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt, thể hiện chương trình của mình một cách dễ hiểu, ngôn từ mạch lạc theo đúng cấu trúc, đúng trình tự.

Khả năng làm việc nhóm

Để có thể hoàn thiện một sản phẩm, nhiều lập trình viên phải làm việc với nhau, bởi thế rất cần khả năng làm việc nhóm. Phối hợp công việc tốt với các cộng sự sẽ giúp bạn nâng cao được khả năng thuyết trình cũng như các khả năng về giao tiếp, ứng xử để đạt hiệu quả tối ưu nhất trong môi trường làm việc này.

Khả năng làm việc một mình trong thời gian dài

Ngoài sự kết hợp, công việc lập trình còn cần bạn phải có tính độc lập trong công việc cao và có khả năng sắp xếp, tổ chức các công việc của mình một cách hoàn thiện và khoa học nhất. Để có được điều này, bạn cần tự tạo một danh sách chi tiết các công việc một cách cụ thể và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.

Kỹ năng thiết kế

Cũng giống việc thiết kế trong đồ họa, thiết kế trong lập trình vô cùng quan trọng. Để có thể đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu của các đối tượng trong phạm vi sử dụng hệ thống phần mềm của mình thì bạn cần phải biết cách lắng nghe, và chuyển đổi toàn bộ các yêu cầu đó thành các ứng dụng có khả năng thích ứng cao.

Khả năng kiên nhẫn

Trong nghề lập trình, các lập trình viên thường phải đối mặt với các vấn đề khó và luôn đòi hỏi phải được giải quyết ngay lập tức. Điều này sẽ mất khá nhiều thời gian, thậm chí còn khiến bạn sai hướng và quay lại vạch xuất phát. Bởi thế, yêu cầu tính kiên nhẫn là vô cùng cao.

Khả năng tự học

Có lẽ không riêng gì ngành lập trình, bất cứ công việc nào cũng cần khả năng tự học. Tự học có thể đến từ rất nhiều khía cạnh như tự học từ sách vở, từ tài liệu, từ internet, hay cũng có thể qua chính bạn bè, đồng nghiệp của mình. Những kiến thức được góp nhặt đó cùng với các công việc trong thực tế sẽ giúp bạn dần tạo dựng được tay nghề của riêng mình.

LẬP TRÌNH PHẦN MỀM CÓ LO THẤT NGHIỆP?

Lập trình phần mềm có lo thất nghiệp?

Theo thống kê của Trung tâm dự báo nhân lực và thị trường lao động, để có thể phục vụ nhu cầu nguồn lực đáp ứng trong các bộ phận thông tim truyền thông và bộ phận kỹ thuật của các công ty, doanh nghiệp hiện nay thì dự kiến nước ta cần hơn 1 triệu lao động trong ngành lập trình phần mềm. Thế nhưng, nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay các trung tâm đào tạo ngành này chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu lao động của thị trường hiện nay. Điều này cho thấy cơ hội việc là của ngành lập trình phần mềm là vô cùng lớn.

Ngoài ra, mức thu nhập của ngành lập trình phần mềm cũng được đánh giá và xếp loại vào danh sách những ngành nghề có mức thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay, tùy vào từng vị trí công việc mà mỗi lập trình viên đảm nhiệm, hay kinh nghiệm của từng người.

Vừa rồi là một vài thông tin về ngành lập trình phần mềm, hy vọng đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về ngành này. Cơ hội với ngành lập trình viên đang rất rộng mở, bạn có muốn thử chinh phục?